
Thông tin hữu ích

Giờ ăn vui nhộn
Cùng tìm hiểu 5 thói quen khoa học cho giờ ăn của bé thêm vui!
-
Ý thức giờ ăn
Trẻ em sinh ra chưa có ý thức về giờ ăn. Mẹ nên giúp bé hình thành ý thức và xây dựng thói quen giờ ăn với một môi trường thoải mái, kích thích hứng thú khi ăn như sau:
* Để bé cùng ngồi ăn với cả gia đình
* Trò chuyện, hỏi han vui vẻ
* Thời gian ăn chuẩn: 30 phút
* Món ăn chế biến đa dạng, dụng cụ ăn sinh động
x -
Không nuông chiều
3 không trong cách dỗ con ăn:
* Không vừa ăn, vừa làm việc khác: xem tivi, iPad, điện thoại.
* Không cho bé ăn rong.
* Không dùng phần thưởng để khuyến khích bé hoàn thành bữa ăn.
Tác hại của việc nuông chiều trong giờ ăn:
* Tiếp nhận thức ăn một cách thụ động, không ý thức.
* Ảnh hưởng tiêu hoá, khó hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ biếng ăn.
* Bé không hiểu ăn là lợi ích mà xem đó là trách nhiệm.
x -
Không ép ăn
Không Ép Ăn
Ép ăn không phải là giải pháp tốt cho tình trạng biếng ăn.
* Ép ăn càng làm tăng nguy cơ biếng ăn.
* Bé sẽ sợ hãi và nghĩ về giờ ăn như một cuộc "tra tấn".
Mẹ nên kiên trì với bữa ăn của bé:
* Mẹ hãy tin tưởng ở bé, để bé quyết định lượng ăn theo nhu cầu
* Bé có thể ăn ít và sẽ tự ăn bù lại vào bữa sau
* Không ép ăn khi có món mới. Mỗi món mới cần được giới thiệu từ 7-20 lần để bé làm quen.
x -
Thức ăn phù hợp
Khẩu phần ăn phù hợp:
* Phù hợp độ tuổi, kích thước dạ dày của bé.
* Phù hợp nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng với mỗi bé. Quan tâm khẩu vị riêng của bé
* Vị giác của bé rất nhạy cảm so với người lớn.
* Cần tìm hiểu về màu sắc, hương vị, thành phần để điều chỉnh phù hợp với khẩu vị riêng của bé.
Khoảng cách những bữa ăn:
* Mỗi bữa ăn phải cách nhau ít nhất 2 tiếng (kể cả bữa ăn phụ).
* Hạn chế ăn vặt để không làm bé quá no, mất hứng thú với bữa ăn chính.
x -
Khích lệ phù hợp
* Lời khích lệ phù hợp giúp hình thành sự tự tin và thúc đẩy hành vi tốt của bé. Ví dụ:
"Hôm nay con biết tự xúc ăn là rất ngoan và tự lập!"
"Mẹ thấy tay con rất khéo khi tập trung dùng đũa đấy!"
"Đúng rồi, phải vào bàn ăn cùng với cả nhà nào!"
* Nếu được nên cho bé phụ mẹ nấu ăn.
* Khích lệ bé cảm nhận thức ăn bằng cách sờ, ngửi, nếm...
* Không so sánh bé với người khác. Ví dụ: xem bạn Bi kia kìa, ăn hết cả bát cơm to đấy!
* Không thường xuyên dùng những lời khen sáo rỗng và thái quá, khiến bé hình thành tâm lý đòi hỏi, phải được người lớn hết sức chú ý, nịnh nọt mới ăn. Ví dụ: “Ăn hết phần này con là số 1!”, “Con ăn giỏi như siêu nhân".
x

Chương trình Giờ Ăn Vui Nhộn
